Lớp sơn xe không chỉ là bộ mặt của chiếc xe và mà cũng là niềm tự hào của mỗi chủ xế. Xác côn trùng, phân chim, đá dăm hay khói bụi… là những nguyên nhân hàng đầu khiến thân ô tô bị trầy, xước hoặc hỏng lớp sơn. Đây là các tác động bên ngoài làm hỏng lớp sơn xe ô tô khiến các chủ xe phải đau đầu. Vậy những nguyên nhân này là gì, cách khắc phục việc hỏng lớp sơn xe ô tô như thế nào? Hãy cùng Tahico đi tìm hiểu để tránh những rủi ro này ngay bây giờ nhé.
Côn trùng lao vào xe ô tô
Côn trùng tuy nhỏ nhưng có thể gây thiệt hại đáng kể lên lớp sơn trên xe. Chất dịch trong côn trùng có tính axit cao nên nếu không được làm sạch đúng cách nhanh chóng thì những vết bẩn nhỏ bé này có thể ăn sâu hơn vào sơn. Để rửa sạch nhanh chóng, chỉ cần một ít dung dịch rửa xác côn trùng, khăn mềm và một chút công sức kì cọ. Đừng để các vết xác côn trùng lưu lại trên xe quá lâu vì theo thời gian, những vết bẩn đó rất khó để loại bỏ.

Xác côn trùng và vết phân chim
Theo nghiên cứu của Autoglym, phân chim thực tế không trực tiếp gây hại cho lớp sơn. Tuy nhiên, khi có sự kết hợp với ánh nắng mặt trời thì nó sẽ để lại 1 vết bẩn rất khó để gỡ trên bề mặt sơn. Hay ánh đèn pha vào ban đêm sẽ thu hút rất nhiều côn trùng lao vào xe của bạn. Không may là hầu hết cơ thể chúng đều có chứa axit bên trong. Nếu không mau chóng lau sạch, bạn sẽ thấy lớp sơn xe bắt đầu xuất hiện những vết mờ nhỏ.
Rò rỉ xăng dầu
Nếu xe bị tràn xăng mà không được xử lý thì kịp thời thì nhiên liệu bị tràn sẽ nhanh chóng thấm sâu vào lớp sơn và làm mất đi độ bóng cũng như sẽ để lại vết bẩn khó sạch. Để tránh những vết tràn nhiên liệu màu nâu xung quanh nắp bình xăng, ngay khi sau khi xăng/dầu tràn hãy nhanh chóng sử dụng một chiếc khăn vải sợi sạch, mềm cùng với một chút sáp đánh bóng để lau.

Đá sỏi trên đường va bắn vào xe ô tô
Những mảnh đá sỏi, đá dăm ở khắp nơi trên đường có thể bật lên từ mặt đất va chạm vào 2 bên thân xe. Những va chạm này có thể làm tróc lớp sơn ngoài và đôi khi tới tận lớp trong cùng – khiến làm giảm độ bền của sơn, khiến chất lượng vỏ xe dễ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thời tiết. Cách tốt nhất để điều trị những vết tróc này là khi di chuyển qua những đoạn đường có đá dăm, tài xế nên cho xe chạy chậm hơn, giúp làm giảm lực tác động từ đá dăm khi va vào xe. Lời khuyên của các chuyên gia nhiều kinh nghiệm về sử dụng ô tô là xử lý càng sớm càng tốt để tránh những điểm tróc sơn bị ố gỉ.
Khói bụi bám trên xe
Xe lâu ngày không sử dụng có thể tạo nên một lớp tro cùng muội trên ô tô. Lúc này, chủ xe sẽ nghĩ ngay đến giải pháp rửa xe. Tuy nhiên, nước hòa cùng tro sẽ tạo thành chất kiềm có nồng độ cao làm hỏng sơn xe ô tô. Trong trường hợp này, tốt nhất là bạn nên phủ kín xe khi đỗ ngoài trời hoặc sử dụng khăn sạch, mềm lau nhẹ các vết tro.

Dụng cụ lau xe không phù hợp
Nhiều người thường tự rửa xe tại nhà nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian tuy nhiên lại không có kinh nghiệm về việc rửa xe như thế nào cho đúng cách. Dùng khăn khô cứng, còn dính đất cát chà xát mạnh lên thân xe để lau chùi hoặc dùng chất tẩy rửa, làm sạch xe không phù hợp cũng khiến lớp sơn phai màu nhanh chóng và dễ trầy xước hơn. Vì vậy bạn phải sử dụng cách loại dụng cụ, dung dịch làm sạch chuyên dụng để bảo vệ lớp sơn xe của mình.
Trên đây là một số thông tin tổng hợp nguyên nhân làm hỏng lớp sơn xe ô tô thường gặp mà Tahico xin chia sẻ, hy vọng hữu ích dành cho các bạn. Để được tư vấn cụ thể hơn về các loại sản phẩm dung dịch, dụng cụ vệ sinh chuyên dụng quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Tahico qua hotline 0987 694 999 để tham khảo thông tin chi tiết.
Nhận xét bài viết!